Quy trình 6 bước cơ bản trong hoạt động quản lý kho gồm nhận hàng, cất hàng, bảo quản, lấy hàng, đóng gói và vận chuyển. Tối ưu hóa quy trình này sẽ cho phép bạn giảm chi phí và sai sót, đồng thời cải thiện hiệu quả quy trình làm việc, phản ánh đúng năng lực cung ứng và hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho chính xác nhất.
1. Tiếp nhận
Để thực hiện đúng quy trình nhận hàng, nhà kho phải xác minh sản phẩm gồm số lượng và tình trạng của sản phẩm ở từng mốc thời điểm cụ thể. Theo đó, nguồn hàng tiếp nhận vào kho tương thích với giá trị thông tin ghi nhận trên sổ sách.
Mục đích của hạng mục này đảm bảo qua trình kho nhận hàng một cách hiệu quả và chính xác. Bạn có thể xem thêm về các loại kho hàng ứng dụng phổ biến hiện nay, để có cái nhìn tổng quan hết về nguyên lý hoạt động lẫn thủ thuật tiếp nhập hàng diễn ra bên trong chúng.
2. Cất hàng
Khi sản phẩm hoặc hàng hóa đến vị trí của chúng, nhà điều hành sẽ cho phép mã vạch của hàng hóa hoặc xác minh thủ công rằng hàng hóa đang ở đúng vị trí.
Việc đặt hàng hóa ở vị trí lý tưởng có thể làm tăng năng suất hoạt động của nhà kho. Khi hàng hóa được cất đúng vị trí, đúng quy cách, chúng tạo điều kiện:
· Tối đa hóa việc sử dụng không gian nhà kho
· Dễ dàng theo dõi và truy tìm hàng hóa
· Lưu trữ nhiều hàng hóa hơn
· Giảm thiểu thời gian thao tác thủ công
· Đảm bảo an toàn hàng hóa và an toàn cho cả đội ngũ công nhân viên
Mục đích của việc tối ưu hóa quy trình cất hàng là thiết kế quy trình sắp xếp hàng hóa chuyên nghiệp và tối đa hóa việc sử dụng không gian. Sao cho các hoạt động tiếp cận, bốc xếp sau đó được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện.
3. Lưu kho
Từng ngành hàng quy định những tiêu chuẩn và hạn mức thời gian lưu kho là khác nhau. Quá trình lưu kho có thể khiến doanh nghiệp nhận thua lỗ ngay trong hoạt động kinh doanh nếu không được thực thi và kiểm soát trong tình trạng.
Lưu kho không hiệu quả làm gia tăng lượng tồn kho hư hỏng, lượng tồn kho gần hết hạn mới được xuất kho…
Cải thiện quy trình lưu trữ đúng cách sẽ cho phép bạn xác định mức độ hiệu quả của từng khía cạnh trong quy trình lưu trữ. Nhất là hạng mục liên quan đến tồn kho.
4. Lấy hàng
Lấy hàng là khả năng chuẩn bị hàng hóa để khởi hành kịp thời cho các nhà vận tải xếp xe tải.
Việc hợp lý hóa quy trình chọn hàng giúp tập trung vào việc đạt được độ chính xác cao hơn. Vì sai sót có thể ảnh hưởng quy trình cung ứng. Lúc này, doanh nghiệp lại phải tốn thời gian, chi phí vận hành.
5. Đóng gói
Một trong những nhiệm vụ chính của đóng gói là giảm thiểu thiệt hại từ các yếu tố bên ngoài lên hàng hóa trong quá trình di chuyển.
Có nhiều cách đóng gói hàng hóa. Nhưng nhìn chung, để giảm chi phí đóng gói cũng như thuận tiện cho hoạt động vận chuyển, bao bì vận chuyển nên có trọng lượng nhẹ, bọc lót an toàn hàng hóa bên trong.
Việc tối ưu hóa quy trình đóng gói có thể được thực hiện bằng cách vận dụng khéo léo những thủ thuật trong hướng dẫn thực hiện công việc.
Thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm 7 quy tắc đóng gói hàng hóa đúng chuẩn nhất tại đây: https://eurorack.vn/vn/7-quy-tac-dong-goi-hang-hoa-dung-chuan-nhat.html
6. Vận chuyển
Vận chuyển chuyên nghiệp ngăn chặn tình trạng phân bổ thừa hoặc thiếu. Chúng chỉ được coi là thành công nếu đơn hàng được sắp xếp và tải kín trên phương tiện chuyển chở; quá trình vận chuyển diễn ra một cách an toàn cùng cam kết hàng giao đúng giờ.
Trên đây là quy trình 6 bước trong hoạt động nhận hàng, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích vận dụng vào thực tiễn học tập và công việc hiệu quả.